TRANG CHỦSỰ KIỆN - ĐẦU TƯNHIỆT ĐIỆN - ĐIỆN KHÍQUY ĐỊNH - CHÍNH SÁCHNĂNG LƯỢNG TÁI TẠOĐIỆN RÁC - SINH KHỐI

Thủ tướng: Đa dạng nguồn, tính toán nhập khẩu để đủ điện

Wattdaily
26/05/2024
3 phút đọc
Thủ tướng: Đa dạng nguồn, tính toán nhập khẩu để đủ điện

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương và EVN đa dạng hóa các nguồn điện, bao gồm cả nhập khẩu, để đảm bảo không thiếu điện trong bất kỳ trường hợp nào.

Nội dung này được nêu trong thông báo kết luận của Văn phòng Chính phủ về cuộc họp cung ứng điện do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì vào tuần trước.

Theo tính toán của Bộ Công Thương, trong 4 tháng đầu năm, nhu cầu tiêu thụ điện trên cả nước tăng 13%, vượt mức dự báo là 9%. Riêng khu vực miền Bắc, nhu cầu này tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023.

Với việc cả nước sắp bước vào cao điểm nắng nóng, đặc biệt là ở miền Bắc, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương và EVN đa dạng hóa các nguồn điện, bao gồm cả nhập khẩu, để đảm bảo không thiếu điện cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân “trong bất kỳ trường hợp nào”.

Hiện tại, Việt Nam nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc qua các đường dây 220 kV và 110 kV, nhưng tỷ trọng này rất thấp so với tổng nhu cầu tiêu dùng của cả nước. Số liệu từ EVN cho thấy, trong 4 tháng đầu năm, sản lượng điện nhập khẩu là 1,56 tỷ kWh, chiếm 1,6% toàn hệ thống.

Tổng công suất nhập khẩu điện từ Lào dự kiến đạt tối thiểu 3.000 MW đến năm 2025 và tăng lên 5.000 MW vào năm 2030, theo cam kết giữa hai Chính phủ. Thủ tướng đã phê duyệt chủ trương nhập khẩu điện từ các dự án của Lào với tổng công suất 2.689 MW. Điện nhập khẩu từ Lào chủ yếu là thủy điện, nên có giá thành thấp và cạnh tranh hơn so với các nguồn điện khác.

Đầu tháng 5, Chính phủ đã đồng ý cho Bộ Công Thương và EVN mua điện từ dự án điện gió Trường Sơn với công suất 250 MW, dự kiến vận hành vào năm 2025.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương và EVN tận dụng các nguồn điện trong nước như điện than, thủy điện, năng lượng tái tạo, điện sinh khối… Các nhà máy phải tính toán thời điểm bảo trì và bảo dưỡng hợp lý để tránh sự cố.

Tổng công ty Đông Bắc và TKV được yêu cầu tăng cường khai thác và cung ứng đủ than cho sản xuất điện, hạn chế tối đa việc nhập khẩu than. Đối với thủy điện, các đơn vị cần theo dõi và dự báo sát tình hình thời tiết, thủy văn để điều hành và phát điện tối đa trong thời gian cao điểm.

Liên quan đến giá điện, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và EVN điều hành theo lộ trình phù hợp, tránh “giật cục”. Giá điện phải phù hợp với khả năng chi trả của người dân và doanh nghiệp, có sự điều tiết của Nhà nước để ổn định kinh tế vĩ mô. Ngành điện cần đẩy mạnh tiết kiệm chi phí, tăng cường chuyển đổi số và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trước đó, trong cuộc họp của Thường trực Chính phủ cuối tháng 4, Thủ tướng đã yêu cầu có giải pháp để tránh tình trạng thiếu điện như năm ngoái.

Báo cáo của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) dự báo rằng, trong cao điểm mùa khô năm nay (tháng 4-7), nhu cầu công suất điện tại miền Bắc có thể đạt cao nhất 27.481 MW, tăng 17% so với kỷ lục cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu của hệ thống điện miền Bắc trong giai đoạn này chỉ tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 52,3 tỷ kWh.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương khẳng định rằng cung ứng điện năm nay sẽ cơ bản được đảm bảo. Những năm tới, sau khi đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đi vào vận hành, hệ thống điện miền Bắc sẽ được bổ sung công suất và điện năng từ miền Trung và miền Nam.

Tin Khác

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Chủ tịch EVN, PVN Nhận Thêm Nhiệm Vụ Quan Trọng

Từ Khóa:

nhu cầu tiêu thụ điệnEVNnhập khẩu điệnsản lượng điệnBộ Công Thươngnăng lượng tái tạođiện sinh khốihệ thống điện quốc gia
Tin Trước
Tập đoàn SK muốn đầu tư hệ sinh thái điện khí LNG tại Phú Yên

Tin Liên Quan

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Chủ tịch EVN, PVN Nhận Thêm Nhiệm Vụ Quan Trọng
06/09/2024
1 phút
© 2024, All Rights Reserved.

Quick Links

Liên Hệ Quảng CáoVề Chúng TôiLiên Hệ

Social Media