Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, Việt Nam phải đối diện với một số các vấn đề liên quan đến những rào cản về mặt thương mại, xuất khẩu, nhất là sau khi Liên minh Châu Âu đã ban hành Cơ chế carbon điều chỉnh biên giới (CBAM) trong năm 2023. Do đó, các hàng hóa trong một số các ngành hàng được quy định bởi Liên minh Châu Âu, chẳng hạn như là sắt, thép, xi măng, phân bón, hydro và điện, xuất khẩu vào châu Âu nếu không bị đánh thuế carbon ở nước sở tại thì cũng sẽ bị đánh thuế tại biên giới của châu Âu với một tấn CO2 quy đổi tương đương là tương đương gần 100 USD.
Việc doanh nghiệp Việt Nam đang nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có khách hàng là các đối tác ở châu Âu sẽ có nguy cơ sẽ bị đánh thêm loại thuế này. Nếu doanh nghiệp bỏ chỉ phí thực hiện nghĩa vụ cắt giảm phát thải khí nhà kính hoặc mỗi vụ án tín chỉ carbon bù đắp tại Việt Nam, thì sẽ không bị đánh thuế tại Châu Âu. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí đầu vào để tập trung sản xuất mà cũng giúp doanh nghiệp có động lực hơn để chuyển đổi xanh, giúp hàng hóa Việt Nam có thể cạnh tranh với hàng hóa trên thế giới.
Ngoài Liên minh châu Âu đã đưa ra cơ chế CBAM, một số quốc gia khác trên thế giới như Mỹ, Anh, Australia và một số quốc gia khác cũng đã hình thành những cơ chế tương tự. Động thái này có nghĩa doanh nghiệp Việt Nam cần phải trang bị kiến thức cũng như có đo đạc, tính toán về cường độ phát thải khí nhà kính trên mỗi đầu sản phẩm để giúp các mặt hàng tránh rào cản thương mại, qua đó tạo tính cạnh tranh, độ nhận diện thương hiệu. Thương hiệu bền vững không chỉ tốt, rẻ mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội và môi trường. Do vậy, doanh nghiệp Việt cần có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ, để từ 5-10 năm tới hàng hóa Việt Nam có thể thuận lợi giao thương và tạo được danh tiếng nhất định trên thị trường toàn cầu.
Bộ Tài chính đang trình dự thảo xây dựng một sàn giao dịch tín chỉ carbon. Theo ông, sàn giao dịch này cần được vận hành như thế nào để đảm bảo được vai trò điều tiết của nhà nước nhưng vẫn đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp?
Bộ Tài chính là cơ quan phù hợp để làm đầu mối xây dựng và quản lý sàn giao dịch tín chỉ carbon. Đề án này cũng đang gấp rút triển khai, về mặt nguyên tắc một sàn giao dịch sẽ dễ dàng được thông qua đặc biệt trong xu thế phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, việc trao đổi, mua bán khá dễ dàng và thuận lợi. Tuy nhiên, để thiết lập được một hệ sinh thái bao gồm các bên liên quan từ bên đơn vị lưu ký, đăng ký mua bán tín chỉ cho đến những đơn vị khớp lệnh hoặc là môi giới, đòi hỏi sự hiểu biết sâu về sản phẩm đặc thù này. Bởi tín chỉ carbon, một loại hàng hóa vô hình giống như cổ phiếu, để mua bán thuận lợi vẫn cần phải có nhiều quy định pháp lý, xác định rõ đơn vị sở hữu hay giá trị tài sản.
Ảnh: TTXVN
Quick Links
Legal Stuff