Trên thế giới, việc đạt mục tiêu Net zero - tức là tạo ra mức phát thải ròng bằng 0, đang trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều tổ chức doanh nghiệp.
Để đối phó với thách thức này, thị trường carbon đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi năng lượng và huy động vốn cho các dự án năng lượng sạch. Ông Joseph McMonigle, Tổng thư ký Diễn đàn Năng lượng quốc tế, đã đánh giá như vậy vào đầu năm nay.
Thị trường carbon được hình thành từ Nghị định thư Kyoto của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu vào năm 1997. Từ đó, các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính, hay còn gọi là tín chỉ carbon, đã trở thành loại hàng hóa mới trên thị trường.
Trên toàn cầu, thị trường carbon đã phát triển mạnh mẽ, với mức giao dịch năm 2023 đạt kỷ lục hơn 948 tỷ USD, tăng 2% so với năm trước đó. Nhiều quốc gia triển khai hệ thống giao dịch khí thải (ETS) để định giá lượng khí thải carbon và khuyến khích đầu tư vào công nghệ thấp carbon.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, thị trường tín chỉ carbon vẫn còn đang trong quá trình phát triển và dự kiến sẽ vận hành sàn giao dịch chính thức vào năm 2028. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp đầu tư vào chuyển đổi công nghệ và nhân lực để đáp ứng yêu cầu của thị trường này.
Trong ngành dịch vụ trung tâm dữ liệu, vấn đề tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính cũng đang được quan tâm. TTDL Viettel Hòa Lạc, vừa mới đi vào hoạt động, được xem là một ví dụ tiêu biểu về TTDL thân thiện với môi trường và cam kết sử dụng năng lượng tái tạo.
TTDL Viettel Hòa Lạc có thiết kế thân thiện với môi trường. Ảnh: Viettel IDC
Quick Links
Legal Stuff