Theo kế hoạch của Chính phủ Trung Quốc công bố ngày 29/5, quốc gia này đặt mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 từ các ngành công nghiệp trọng điểm, từ sản xuất thép đến giao thông vận tải, khoảng 1% tổng lượng khí thải quốc gia trong năm 2023 bằng cách cải thiện hiệu suất trong mọi lĩnh vực.
Là quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu và phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng đặt ra mục tiêu cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Kế hoạch hành động của Chính phủ Trung Quốc yêu cầu nền kinh tế phải giảm 2,5% lượng năng lượng tiêu thụ trên mỗi đơn vị tăng trưởng GDP trong năm 2024. Để đạt được mục tiêu này, kế hoạch đề xuất thúc đẩy thay đổi trong các ngành công nghiệp như vật liệu xây dựng và hóa dầu.
Trong năm 2023, Trung Quốc không đạt được mục tiêu về cường độ năng lượng và thường xuyên phải cân bằng giữa việc cắt giảm khí thải và tiêu thụ năng lượng với nhu cầu tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống.
Theo nghiên cứu viên cao cấp Lauri Myllyvirta tại Viện Chính sách Hiệp hội châu Á, lượng khí thải CO2 của Trung Quốc có thể đã đạt đỉnh vào năm 2023, do nhu cầu dầu chậm chạp và sự mở rộng của năng lượng gió, mặt trời và sản xuất điện từ các nguồn này. Tuy nhiên, mục tiêu chính thức của Trung Quốc vẫn là đạt đỉnh khí thải CO2 trước năm 2030.
Kế hoạch này cũng nhắc lại mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lượng phi hóa thạch lên khoảng 20% tổng lượng năng lượng sử dụng vào năm 2025, tăng so với mục tiêu khoảng 18,9% trong năm nay.
Trung Quốc sẽ “kiểm soát chặt chẽ” việc tiêu thụ than, “kiểm soát hợp lý” tiêu thụ dầu mỏ, và thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học và nhiên liệu hàng không bền vững.
Với khí tự nhiên, được coi là cầu nối để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060, kế hoạch kêu gọi đẩy nhanh phát triển các nguồn tài nguyên như khí đá phiến và khí methane mỏ than để tăng cường nguồn cung trong nước. Chính phủ cũng ưu tiên sử dụng khí đốt để sưởi ấm mùa đông cho các hộ gia đình.
Kế hoạch đề xuất xây dựng các tổ hợp điện tái tạo quy mô lớn và phát triển điện gió ngoài khơi để các nguồn năng lượng phi hóa thạch chiếm khoảng 39% tổng sản lượng điện vào năm 2025, tăng từ 33,9% vào năm 2020.
Ngoài ra, Trung Quốc sẽ tăng giới hạn về việc cắt giảm năng lượng tái tạo từ 5% lên 10%, và đẩy nhanh xây dựng các đường dây siêu cao áp cùng nâng cấp hệ thống lưới điện để giải quyết vấn đề cắt giảm.
Trung Quốc cũng sẽ dần loại bỏ các hạn chế đối với việc mua xe điện mới trên toàn quốc và thực hiện các chính sách hỗ trợ loại xe này.
Theo kế hoạch, Chính phủ Trung Quốc sẽ kiểm soát sản xuất các kim loại như đồng và nhôm, đồng thời phát triển sản xuất silic, lithium và magiê, các nguyên tố quan trọng trong sản xuất chất bán dẫn và pin.
Quick Links
Legal Stuff